Written by Nghĩ về giáo dục

#8 “Miễn là con xây trường học”

Giờ này tuần trước – khi mà hai lớp học Vương Lòng (về lịch sử Việt Nam) và Tơ Lòng (về tình yêu và lòng trắc ẩn) chỉ còn một buổi nữa là kết thúc – tôi ngồi miên man suy nghĩ về chuyện tôi đã làm được gì, lớp học có đi đúng hướng hay không, có đạt được mục tiêu diệt bỏ các ngã chấp mà tôi theo đuổi hay không. 

Sau một hồi suy nghĩ, tôi cảm thấy trong lòng hơi hụt hẫng. Tôi thấy rằng mình đã không làm được gì nhiều, các bạn đã có thể nghĩ khác đi một chút so với ban đầu nhưng có vẻ như sự thay đổi này không quá lớn. Hừm…. Tôi nghĩ về giáo dục, nghĩ về những bài giảng về thế nào là giáo dục của Thầy tôi. Ôi, chả nhẽ mấy lớp học tâm huyết của tôi lại chẳng có chút tính giáo dục nào sao? 

Tôi may mắn sắp xếp được một buổi trò chuyện với Thầy vào thứ hai tuần này. Thầy là triết gia/học giả/trí thức đầu ngành Giáo dục, tôi nghĩ là tôi có thể có câu trả lời thoả đáng từ Thầy. Tôi trải lòng với Thầy về những gì tôi quan sát được ở hai lớp học. 

Tôi hỏi thầy: Thầy có nghĩ là nhóm học sinh từ trung lưu trở lên có khả năng chuyển hoá cao hơn từ giáo dục không? Liệu có con đường chuyển hoá nào cho nhóm học sinh nghèo hơn không thầy?

Thầy đáp: Ừ, nhóm người trung lưu thì có khả năng tiếp cận giáo dục nhiều hơn, có nhiều thời gian phi lao động (non-economic/free time) hơn, nên khả năng xảy ra đứt gãy (disruption) cũng cao hơn. Tuy vậy, giáo dục cũng cho người nghèo chứ con! Thực ra, miễn là con xây trường/lớp (making school) là đã tạo ra disruption [1] cho nhóm học sinh nghèo rồi mà!

Tôi hỏi tiếp: Nhưng thầy ơi, nếu học sinh đi học mà chẳng có sự thay đổi nào diễn ra, thì ấy có phải là giáo dục đã thất bại rồi không? Con hỏi vậy vì con thấy học sinh không thay đổi về mặt tư duy nhiều lắm sau khi học xong lớp học.

Thầy đáp: Ôi! Con cứ làm đi! Miễn là con làm! Con biết không, sự thay đổi thực ra rất khó. Con phải cần đến triệu triệu nhân duyên thì mới hợp nhất được thành một sự thay đổi. Lớp học của con là một cái nhân lành rồi, rồi sẽ có một ngày nào đấy, một ai đấy, nhớ về một lời nào đấy con đã nói trong lớp học đó. Như thế là tuyệt lắm luôn! Mà con biết không, sự học (study) là rất khó diễn ra. Đôi khi trò khoẻ thì thầy mệt, đôi khi thầy khoẻ thì trò mệt, đôi khi lớp học nóng quá, đôi khi máy chiếu hỏng, đôi khi ai đó mải mê nghĩ một điều gì khác,… và vậy là xác suất để thầy-trò thực sự hiểu về subject matters [2] là vô cùng thấp. Con hãy cứ làm, nhưng đừng đặt hi vọng gì nhiều, con ạ. Hãy để tuỳ duyên.

Đấy, thầy nói chút xíu mà tôi như giũ bỏ được một gánh nẵng trĩu trong lòng. Tôi rưng rưng nước mắt. Đúng rồi, miễn là mình xây trường/lớp (making school) và mình thuận theo tự nhiên (let it be) thì ấy đã là giáo dục rồi cơ mà…

Quềnh.

P/s: Tuy thế chứ tôi biết là để xây được trường/lớp (making school) cho tử tế thì ấy là một chặng đường vô cùng khó khăn và đầy tính phức tạp ở trong đó. Hiuhiu.

—————————

Tài liệu tham khảo
[1] Về disruption: https://donhuquenh.com/nguoi_thay_p1/
[2] Về subject matters: https://donhuquenh.com/nhan-lay-trach-nhiem-nguoi-thay-phan-3/ 

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]